Kandy thành phố lớn thứ hai của đảo quốc, nơi nổi tiếng với Chùa Răng Phật (Sri Dalada Maligawa), một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất trong thế giới Phật giáo Sri Lanka và cũng là di sản thế giới được UNESCO công nhận vào năm 1988. Nó còn là kinh đô cuối cùng của triều đại các vị vua cổ đại của đất nước này. Ngoài ra Kandy còn là trung tâm hành chính, tôn giáo, và thủ phủ của các tỉnh miền Trung.

KANDA HOLIDAY BUNGALOW

.

So với cái đêm khốn khổ khốn nạn ở Nuwara Eliya thì Kandy chào đón chúng tôi khá khẩm hơn nhiều khi thành phố vẫn sáng choang đèn, hàng quán còn mở cửa và dãy dài những chiếc tuk tuk đang đợi hành khách ra hiệu sẵn sàng phục vụ. Sướng hơn cả là ở đây có tới vài cái nhà hàng bán đồ ăn Châu Á, thứ mà hai đứa đang thèm thuồng rõ cả dãi ra. Thế là chui tọt vào Devon Restaurant mua ê hề thức ăn, nào là cơm trắng, nào là khoai tây chiên, gà xào chua ngọt rồi thì tôm lăn bột bỏ hết vào hộp mang về. Không quên ghé siêu thị gần đó mua thêm nước uống và trái cây ăn bổ sung vitamin. Thế là ổn, một bữa tối ngon lành cành đào đang đợi hai đứa ở phía trước. Vấn đề còn lại bây giờ chỉ là kiếm được anh tuk tuk nào nhìn hiền lành một tí, thạo đường một tí để chở hai con lên căn biệt thự nằm trên đồi đã đặt trước thông qua booking.com.

Thành phố tối thui

Có vẻ người dân bên này đi ô tô có hẳn hai cái đèn chiếu sáng nên không thèm lắp điện đường hay sao ý, tiết kiệm dễ xợ. Ngoài khu vực ngay trung tâm Kandy sáng sủa, lấp lánh chút đỉnh ra thì những vùng còn lại tối đui tối đỏ, thảng hoặc mới có một cái đèn vàng tù mù leo lét. Tuk tuk cứ thế lần mò trong đêm hướng thẳng về phía đỉnh đồi. Đi nhầm không biết bao nhiêu ngõ cuối cùng mới dừng lại trước một căn villa màu trắng. 

Ông quản gia già có khuôn mặt niềm nở nhưng khắc khổ tươi cười chào đón rồi giao cho chúng tôi một căn phòng quá ổn và đúng với những gì được yêu cầu trong email: tường trắng, drap trắng, sạch sẽ, không mùi, và có restroom rộng thênh thang. Thế là xong, mãn nguyện. Tắm sạch, ăn no rồi chỉ việc leo lên giường xinh đi ngủ lấy sức nữa là trọn vẹn. Đêm đầu ở Kandy, như là mơ…!

Buổi ban mai, nắng sớm trên đỉnh đồi vàng ruộm trải đều lên từng nhành cây ngọn cỏ và làm rực lên những khóm hồng nhung đang đua nở. Kanda Holiday Bungalow lúc này đẹp lộng lẫy, yêu kiều. 

Ông lão quản gia chào buổi sáng chúng tôi với một nụ cười tươi giòn như nắng và một bữa sáng đơn giản nhưng đầy đủ chất. Kèm theo đó là một bình trà ấm sực, thơm lừng. Chàng quản lí cao lớn, lịch lãm, nói một thứ tiếng Anh dễ chịu và kiểu cách welcome thêm lần nữa rồi hỏi han về chuyến hành trình mười ngày trên đất Sri Lanka. Anh có vẻ rất hài lòng khi tôi dành rất nhiều lời tốt đẹp khi nói về thiên nhiên, đất nước và con người nơi này. Lẽ dĩ nhiên đó không phải là những lời nói dối, vì đến tận lúc đó, chúng tôi vẫn rất hài lòng về tất cả mọi thứ.

BẢO TÀNG TRÀ CEYLON TEA

Nhắc tới Sri Lanka người ta không thể không nhắc tới ngành công nghiệp trồng và chế biến trà – một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của đất nước Nam Á này. Theo thông tin từ Wikipedia, Sri Lanka là nước xuất khẩu trà nhiều nhất trên thế giới vào năm 1995 và hiện là nước sản xuất trà lớn thứ 04 trên toàn thế giới. Vì bỏ lỡ chuyến tham quan nhà máy sản xuất trà trên Nuwara Eliya nên xuống đây chúng tôi nhất quyết nhín ra nửa ngày để đi bằng được Ceylon Tea Museum. 

Nằm trên khu đồi cách Kanda Holiday Bungalow không xa mấy. Bên trong của Ceylon Tea Museum chủ yếu trưng bày các loại máy móc dùng trong công nghiệp chế biến trà qua các thời kì, các mô hình thu nhỏ (mô hình tĩnh và mô hình động), thông tin và lịch sử Ceylon Tea, một quầy hàng nhỏ bán quà lưu niệm và dĩ nhiên có bán trà cho du khách.

Với mức giá 750 rupee/ người thì khá là đắt đỏ khi dịch vụ khá ít. Gần như không có gì ngoài việc bạn sẽ hướng dẫn viên tại chỗ đưa đi tham quan kiêm thuyết minh và trả lời các câu hỏi được yêu cầu, cộng thêm thưởng thức một ly trà nóng miễn phí khi buổi tham quan kết thúc. Tính ra, việc đi tham quan nhà máy trà trên thực tế sẽ sống động và hữu ích hơn nhiều.

Bù lại chúng tôi cũng đã có một cuộc trò chuyện khá thú vị với chị hướng dẫn viên. Chị không còn trẻ, cũng không có ngoại hình bắt mắt như mấy cô hướng dẫn bên Việt Nam nhưng thái độ phục vụ khách thì vô cùng chuyên nghiệp. Dường như nụ cười chưa bao giờ tắt trên môi trong suốt thời gian đi lòng vòng với bọn tôi, kiên nhẫn trả lời những câu hỏi đôi khi hơi thiếu muối và nhiệt tình cung cấp thêm rất nhiều thông tin ngoài lề. Vậy nên dù chẳng hào hứng lắm với mớ máy móc kia, nhưng vẫn cảm thấy thích thú vì có chị bên cạnh.

Còn về quầy hàng lưu niệm thì trông khá bình thường, nhưng các sản phẩm trà được bày bán thì lại khá phong phú. Nhận xét cá nhân của tôi là trà ở Sri Lanka nhiều chủng loại vô cùng tận, được đóng gói vô cùng đẹp và bắt mắt góp phần nâng cao giá trị của các sản phẩm do họ làm ra. Tuy nhiên, giá ở đây có thể nói cao gần gấp đôi giá bên ngoài. Nếu các bạn mua, có thể thử deal giá, vì thật sự ở Sri Lanka, ngoài trung tâm thương mại và siêu thị ra, những nơi khác chúng tôi đều thử trả giá và đều thành công cả hehe

Kể sơ qua về lịch sử ngành trà của Sri Lanka: Cây trà đầu tiên (trà Assam) được trồng vào năm 1867 ở Hewaheta – một ngôi làng nhỏ nằm trên dãy núi cao nhất ở miền trung Sri Lanka bởi James Taylor (1835 – 1892) một chàng trai người Scotland – người được xem là cha đẻ của Ceylon Tea. Vào thời điểm ấy, cây cà phê mới là cây trồng chủ đạo nhưng do bị nấm phá hoại nên người ta chuyển qua trồng trà như một phương án thay thế. Thời gian đầu cũng khá trầy trật nhưng sau đó với sự giúp sức của một chuyên gia trồng trà người Ấn tên là Noble cùng hai vị khác là Jenkins và Baker, James đã tự tin hơn về chất lượng trà do mình trồng và sản xuất ra. Lô trà xuất khẩu đầu tiên nặng 23 pounds (cỡ 10kg) và được đóng trong 02 túi nhỏ gửi đi London năm 1872 có trị giá ….58 rupee.

James Taylor đã dành gần như cả cuộc đời và tâm huyết của mình cho ngành công nghiệp trà ở Sri Lanka đến nỗi quên mất việc kết hôn. Trong suốt 40 năm sinh sống tại đất nước này James chỉ có duy nhất một kì nghỉ và ông đã dùng nó vào việc học thêm về trà. Ông mất năm 1892 tại Dysentary, Sri Lanka khi mới 57 tuổi. Với những đóng góp vĩ đại của ông cho Ceylon Tea, tên tuổi của James đã được vinh danh trên bia tưởng niệm bằng đồng (bronze tablet) tại trụ sở chính của Hiệp Hội Những Nhà Trồng Trọt Ceylon – The Planters’ Association of Ceylon với tư cách là người đi tiên phong của ngành trà Sri Lanka cùng với 02 nhà tiên phong khác là Geogre Bird – ngành cà phê và Henry Wickham – ngành cao su. 

Jame Talor - cha đẻ của Ceylon Tea

Nổi tiếng nhất ở Sri Lanka phải kể đến 03 loại sau: Trà Đen – Ceylon Black Tea, Trà Xanh – Ceylon Green Tea, và Trà Trắng – Ceylon White Tea trong đó trà đen nổi tiếng nhất và được sản xuất nhiều nhất. Tuy phân ra rất nhiều loại trà nhưng tất cả đều đuọc “vặt” từ cùng một giống cây trà ra, tùy vào vùng trồng trà (với khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm, độ cao, lượng mưa…), qui trình chế biến (hái – plucking, làm héo – withering, vò – rolling, lên men – fermentation, sấy khô – drying/ firing), và cách phân loại (loại 01 búp non, hay loại 01 búp 02 lá non…) người ta chia ra thành vô vàn các loại từ thượng hảo hạn đến loại qui chuẩn.

Trà mà chỉ qua công đoạn sao, phơi rồi diệt men sẽ thành trà xanh, còn nếu lên men thì sẽ thành trà đen – đó là điểm khác nhau cơ bản của hai loại trà này. Đắt đỏ nhất phải kể đến Trà Trắng – Ceylon Whilte Tea. Loại trà này phải được trồng ở độ cao từ 2200m đến 2500m so với mặt nước biển và chỉ thu hoạch được đúng 01 lần trong năm. Những búp trà non nhất sau khi được hái bằng tay sẽ chỉ trải qua 02 công đoạn là làm héo và sấy khô nên giữ được nhiều nhất các hợp chất sinh học trong lá trà tạo nên một mùi vị  vô cùng đặc biệt và thanh khiết cũng như rất tốt sức khỏe. Hiện nay nơi có thể trồng được loại trà này chỉ có ở Nuwara Eliya gần Adam’s Peak. (Thông tin ghi nhận được tại Ceylon Tea Museum)

Mô hình một số loại máy móc được sử dụng trong chế biến trà

Những hình ảnh tôi chụp và post ở đây chả thấm vào đâu so với những gì được thấy tận mắt. Ngồi trên xe buýt từ Nuwara Eliya đi Hatton, rồi từ Hatton về Kandy, mình cứ xuýt xoa mãi không thôi, đồi nối đồi xanh tít tắp. Có cảm giác như rơi tõm vào một cái thiên đường nào đó nơi không khí trong lành, se sẽ lạnh và xanh ngắt xanh ngơ.

Những vùng trồng trà trên núi ở miền trung Sri Lanka bao gồm Nuwara Eliya, Ella, Hatton, Dimbula, Uda Pussellawa, Uva, Kandy, Ruhuna… Trên đường đi tôi thi thoảng có gặp những người phụ nữ Tamil đang hái trà. Điều lạ là hái vào đầu giờ chiều và không dùng gùi mà thay vào đó là một cái bao nhựa có luồn dây để vòng qua trán đeo trên người. Theo anh lái xe tuk tuk thì mỗi ngày công như như thế họ được trả 200 rupee – chưa tới 2 đô la Mỹ…

Thương hiệu trà nổi tiếng nhất hiện nay ở Sri Lanka là trà Dilmah – thương hiệu lừng lẫy mà ai yêu trà đều biết tiếng. “Người sáng lập trà Dilmah là ông Merill Fernando. Sinh năm 1930, lúc 20 tuổi, Fernando xác định sứ mạng cuộc đời mình là ngành trà. Nên ông cống hiến hết sức lực để ngày đêm nghiên cứu nó, theo khẩu vị của các nước nhập khẩu. Ông đi lang thang khắp nơi để xem người ta chế biến, uống trà ra sao, giống trà gì…từ đó ông về Sri Lanka trồng cho đúng, sản xuất cho đúng gu của người ta. Ròng rã gần 40 năm, tức năm 1988, ông lập hãng trà Dilmah, lấy chữ đầu tên của 2 thằng con trai, thằng Dilhan và thằng Malik”- Trích Tony Buổi Sáng

CHÙA RĂNG PHẬT

Chùa Răng Phật hay còn gọi là Chùa Phật Nha (trong tiếng Anh có có hai tên The Temple of the Tooth Relic hay Buddhist temple in the city of Kandy). Ngôi chùa này thuộc kiểu là must – see place cho bất cứ du khách nào đến Sri Lanka. Nhưng thành thật mà nói, nếu bạn không mộ đạo, không yêu thích việc tìm hiểu về tôn giáo hoặc không hứng thú với chùa chiền thì việc ghé thăm Chùa Răng Phật sẽ không có nhiều ý nghĩa cho lắm.

Theo các trang mạng trên internet, bạn sẽ dễ dàng đọc thấy các thông tin về việc chùa đang là nơi lưu trữ thánh tích là chiếc Răng của phật Thích Ca Mâu Ni (Buddha Sakya Muni) nằm trong khu phức hợp cung điện hoàng gia của cựu quốc vương Kandy. Nếu bạn háo hức và nghĩ rằng mình sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng nó thì lầm to, vì thánh tích này được giữ gìn vô cùng nghiêm ngặt, nằm sau tận mấy lớp cửa. Nếu may mắn thì bạn chỉ có thể xem được lễ rước của nó mà thôi. Trong trường hợp bạn không xem trực tiếp, thì chắc trong cái CD được tặng kèm khi bỏ ra 1000 ruppee mua vé tham quan sẽ có. Tôi cũng có một cái như thế nhưng thú thật là chưa mở ra xem nó có gì.

Tại điểm đến này, thứ tôi thấy ngưỡng mộ duy nhất là sự tín ngưỡng của người dân. Bất cứ ngôi chùa hay đền nào có dịp ghé qua cũng thấy người địa phương thành kính mang hoa đến viếng và quì lạy, cầu nguyện vô cùng thành khẩn. Nếu là hoa đã ngắt cuống, họ sẽ tôn kính nâng niu bằng hai tay để dâng lên đức Phật, rồi quì rạp người hoặc ngồi chắp tay đọc kinh kệ trong suốt vài chục phút, đôi khi là vài giờ liền. Nguyên sảnh thờ chính trên lầu một của chùa đều đều vang lên những lời cầu nguyện như một dàn đồng ca không bao giờ dứt. Nhìn cảnh ấy mình vừa ngưỡng mộ nhưng cũng vừa thấy nhột, vì bản thân không phải là người có tín ngưỡng.

Một góc (rất) nhỏ của chùa Răng Phật

Chùa thu hút rất đông khách du lịch và người địa phương đến tham quan và dâng lễ bất kể đầu tuần hay cuối tuần. Và các bạn không phải có tiền muốn vào là được. Ngay cổng chùa là trạm an ninh, nơi có security ăn vận nghiêm chỉnh như cảnh sát sẽ kiểm tra quần áo tư trang của du khách từ trên xuống dưới. Bạn mặc áo sát cánh, quần short trên đầu gối, váy xẻ tà, áo hơi mỏng… đi ra hết. Bản thân mình bận một cái đầm dài gần mắt cá xẻ lên tí (chưa qua gối nha) nhưng cũng bị từ chối “nhập cảnh” vì cô ấy bảo cái đầm của mình là transparent – trong suốt =)) 

Tuy nhiên thái độ từ chối của cổ không làm mình tức giận chút nào mà ngược lại còn làm mình rất hâm mộ (tuy hơi buồn một tẹo). Thật sự nếu ngành du lịch Việt Nam mà đào tạo được những người có quyền nhưng không hành như ở đây thì thật phúc. Cô security, dù làm việc rất nghiêm túc nhưng luôn miệng please mở cái này tôi xem, hay excuse me tôi có thể xem cái kia không, và khi từ chối tôi cô luôn miệng sorry – tôi rất tiếc, nên cảm giác cũng được an ủi khá nhiều!

Khu vực kiểm tra an ninh

Sau khi phải trở về khách sạn đổi sang một bộ nghiêm túc hơn, chúng tôi quay lại và khi này được “nhập cảnh” nhanh gọn. Lưu ý là ở Sri Lanka, bạn không được mang giày dép vào chùa, nên hầu như mỗi chùa đều có khu vực mình tạm gọi là shoes keeping và có trả phí. Shoes keeping ở đây chia ra 02 khu vực, cho khách nước ngoài và cho người dân địa phương, giá khác nhau hehe. Nếu bạn mang nhiều hành lí thì có thể gửi luôn ở đây. Chùa rộng, lại lót đá, đi nóng chân kinh khủng. Do đó hãy phòng thủ một đôi tất (vớ) để bảo vệ chân xinh.

Chùa Phật Nha nằm sát bên hồ chính của Kandy có khuôn viên rất rộng với nhiều thứ để tham quan và thật ra là sẽ rất thú vị nếu chúng tôi đến đó với một tâm thế khác. Việc bị ăn chặn mất 300 rupee xảy ra ngay trước cổng chùa đã làm hai đứa mất đi phần nào hào hứng. Nếu không có vụ việc này xảy ra, tôi chắc chắn cũng sẽ enjoy nơi này dù có hay không có tín ngưỡng. 300 rupee không phải là một món tiền quá lớn, nhưng nó làm hình tượng về người Sri Lanka thân thiện thật thà trong lòng tôi bị sứt mẻ đi một tẹo. Nhưng chỉ một tẹo thôi, vì tôi nhận thức được việc ở đâu cũng sẽ có người tốt và kẻ xấu!

Chuyện là chúng tôi thương lượng giá với anh chàng lái xe tuk tuk đưa chúng tôi đi Bảo Tàng Trà rồi về villa, sau đó quay lại chùa với giá tổng cộng là 700 rupee. Nhưng khi kết thúc, anh ta lại đòi tới 1.400 rupee, chuyện này thật quá vô lí. Sau khi tranh luận, chúng tôi bước xuống xe, đưa anh ta 1000 rupee và yêu cầu thối lại. Nhưng chàng trai trẻ gian manh đã nhanh chóng giật tờ tiền trên tay tôi và phóng vút đi trong sự ngỡ ngàng xen lẫn tức giận. Điều xui xẻo là chúng tôi lại không chụp lại bất cứ hình ảnh nào về anh ta và chiếc tuk tuk, nếu không tôi chắc chắn đã báo cảnh sát về vụ việc vừa rồi. Thôi thì rút kinh nghiệm, trước khi leo lên xe, các bạn chụp lại ảnh bảng số xe và anh tài xế, nhớ trao đổi thật cẩn thận về giá cả (make sure là mấy ảnh hiểu rõ tiếng anh) và cuối cùng là sau khi tiền trao cháo múc đàng hoàng xong, hãy bước xuống xe, nha. Kinh nghiệm này đáng giá 300 rupee đó, đừng quên 😈  Kandy lúc này không hẳn là lấp lánh…

Dự định của tôi khi đến Kandy là sẽ đi vườn thực vật Peradeniya – Royal Botanic Garden và thăm trại voi mồ côi – Pinnawala Elephant Orphanage, cuối cùng không hiểu sao lại chui vô chùa và bảo tàng không biết. Cái câu “people don’t take trips, trips take people” quả là đúng mà. Nhưng thôi, dù sao những ngày ở Kandy cũng được ăn uống ngon lành, sang chảnh. Kịp ghé tiệm bán kim cương hột xoàng thử trả giá, đi dzô tiệm bán Saree xà quần ra vẻ, hay ghé Kandy Municipal Central Market mua ít hương liệu với rau củ các loại để dành về trạm cuối nấu đồ ăn Việt Nam… Nói chung là Kandy không hề tệ, trừ thằng nhóc con cướp của mợ ít tiền. Hứ… Mà thật ra tuy ngủ ở Kandy hai đêm nhưng chỉ có một ngày dành cho nơi này. Vì ngày đầu tiên hai đứa đón xe buýt đi mãi đến tận Dambula kia. Tính viết ra đây luôn nhưng sợ dài quá đọc lại chán. Thế nên hẹn hò nhau ở tập sau nha. Tập sau sẽ có tên là: “Dambula – Chùa Hang và Khu Vườn Gia Vị

Bản quyền nội dung và hình ảnh được bảo vệ bởi DMCA. Vui lòng không sao chép, sử dụng dưới mọi hình thức

TAGS
pet keiyaku hentaiko.net badass hentai tamilvoicesexvideo wapoz.me teen blowjob delhi xvideo tubozavr.com xxxas reshma xxnx yourporn.name xxx video dase shyrley rodriguez trahito.net tamil xxxn happy porn.com blackporntrends.com cgxxx hf dkd; fkji farmsextube.net سكس اسبانى mide-696 javlibrary.pro みお av picture ng pamilya superpinoy.net stl result today 7pm boobs pressed alexporn.mobi dase sax video jynx hentai hentaipit.com rydia hentai نيك مدام porno-galleras.com شريهان سكس indian sexy girl vedio fuqer.mobi oindrila sen nude stl result yesterday mindanao 2023 pinoyteleseryerewind.org youtube easter eggs موقع شات سكس عربى sexauskunft.net سيكس عرب نار