Lào là chuyến đi tôi ấp ủ đã lâu

Là nơi tôi định hẹn hò cùng chàng trai tôi thích
Nhưng đời, đâu phải muốn là được
Và rồi cũng cứ đi thôi
Không đi với người này, ta sẽ đi với người khác
Bởi tôi biết rằng
Không ai có trách nhiệm làm cho tôi hạnh phúc
Trừ chính bản thân tôi 🙂

… Ấn tượng của tôi về Lào…

– Là một cuốc tuk tuk giữa đêm ở Pakse với một thằng nhóc con và bị nó lừa cho – y chang hồi đi tuk tuk ở Kandy – Sri Lanka với cùng một kịch bản: bất đồng ngôn ngữ + charge giá gấp đôi;
– Là những buổi chiều ngồi lì giữa một quán bar bên dòng Mê Kông, ngắm thứ hoàng hôn kì diệu nhất trong lịch sử 30 mùa lá mít chưa từng sờ đít mông ai;
– Là những đêm mắc võng tòng teng trước căn bungalow có tường thủng lỗ chỗ ở Don Det, nghêu ngao hát rồi kể chiện tình, rồi tặc lưỡi tiếc nuối;
– Là chuyến chèo kayak vượt qua không biết bao nhiêu km đường sông, mặc cho nắng đốt cháy đen thui hai bên bả vai, cháy khét cả tóc chỉ để truy lùng cho bằng được loài cá heo hồng;
– Là buổi sáng ngồi bên bếp lửa ấm sực giữa cơn mưa rừng rả rích, tai lắng nghe tiếng thác Tad Fane ầm ào, trong tay là một li cafe Lào nóng hổi và một bình trà sáng tuyệt thơm;
– Là chuyến trekking xuyên rừng gian khổ cùng nhóm bạn người Việt mới gặp (cũng có gốc Nha Trang). Chuyến trekking đầy gai, kiến, côn trùng, những con đường mòn đầy bùn và trơn tuột sau mưa. Nó mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ, thú vị nhưng cũng đã làm ướt chiếc máy ảnh mà tôi yêu quí;
– Là thịnh tình của những nhóm bạn người Thái đã cho bọn tôi đi nhờ xe, đã mời bọn tôi ăn chơi đập phá thâu đêm, và cuối cùng đã lẫy bọn tôi vì đã không đi chơi tiếp vào ngày hôm sau khi mấy bạn ấy mời :p
– Là anh Tô (hay Tồ) chủ nhà trọ ở Pakse đã hết sức giúp đỡ cho 02 đứa trong thời gian  lưu trú tại đây, đã cho bọn tôi bu hôi cùng gia đình anh đi đón năm mới theo phong tục của người bản địa;
– Là trải nghiệm lần đầu tiên được chơi SongKran tưng bừng khói lửa, đứng ở phía sau những chiếc xe bán tải lao đi vun vút trong mưa, tay lăm lăm những trái bóng nước đủ màu chực chờ “kẻ thù” sơ hở là ném cho ướt nhẹp mặt :p
– Là nhảy nhót tưng bừng trên một cái bục nhảy tồi tàn nhất nhưng chất nhất quả đất làm từ ván gỗ ọp ẹp ở Vang Vieng, tay hiên ngang một lon bia Lào uống mãi từ đầu buổi tới cuối buổi mà chưa hết;
– Là cú nhảy từ cái cây huyền thoại xuống một cái hồ huyền thoại của thác Kuang Si huyền thoại. Để rồi sau khi tiếp nước thì phải nhờ một anh gần đấy cho bu ké rồi lôi hộ vô bờ vì cái tội méo biết bơi nhưng cứ thích làm màu. Tuy khá nhục nhưng vẫn thấy rất vui;
– Là chạy xe máy từ đầu này đến đầu kia của Luang Phrabang, chui vô tận hang cùng ngõ hẻm rồi lòi mặt ra ở một mũi đất – nơi giao nhau giữa dòng Nam Khan và dòng Mê Kông để tiễn biệt một ngày bằng thứ ánh sáng rực rỡ của buổi hoàng hôn;
– Là đi bộ xái háng hết nửa vòng thị trấn để tìm ăn bằng được món gà con bạn đi Lào trước đó khen nức nở, nhưng đi tới nơi thì nó đóng cmn cửa, đành phải đi bộ xái háng tập 2 hết nửa còn lại của thị trấn mới được ăn món lẩu Lào;
– Là con Linh – bạn đồng hành, hậu đậu làm bể bà nó cái bình gốm sang chảnh đựng sữa tắm ở Villa Maydou, phải đền hết 70.000 kips. nhưng nhờ vậy mà nó có một cái bồn đầy xà phòng để chụp ảnh mị dân;
– Là nằm dài trên những cái đệm vải giữa một căn chòi cao của Sa Sa Lào, miệng nhóp nhép mì tôm sống hay đi tắm sông Nam Khan giữa một buổi chiều vàng ruộm nắng, nhìn một cậu nhóc 19 tuổi tóc vàng mắt xanh đang tắm nắng bẽn lẽn rút lui vì mắc cỡ (ảo tưởng là vậy);
– Là nằm tận hưởng massage giữa thiên nhiên bốn bề gió lộng, nghe hai cái chân mỏi nhừ được mấy chị gái xoa bóp, ấn huyệt đến phê lòi;
– Là Chip Chip mẹ, Chip Chip con, Chip Chip chú cùng cậu nhok 19 tuổi ở gạch đầu dòng bên trên đi ăn phở 5000 kips/ tô, nhâu nhẹt chè chén ở Sa Sa Bar rồi kẹp 03 đi hát karaoke ở xứ người bằng tiếng Việt;
– Là ngồi thư thả trên một chiếc tàu đuôi dài có tên Sa Sa Cruise đi dọc sông Mê Kong buổi chiều tà, để xem mặt trời lúc đỏ như trái chôm chôm chín, lúc cam như cái bánh tráng tôm tây ninh, lúc lại có màu như cái trứng vịt muối;
– Là phiên chợ sớm được bày biện như kiểu chơi hàng xén, với chút ngò, chút hành, dăm quả ớt, mớ rau rừng, vài ba con cá đồng vừa bắt được… Cái gì cũng nhỏ nhỏ, xinh xinh, tươi nguyên mướt rượt
– Là mua sắm không ngừng nào vòng tay, túi đeo chéo, áo hình con voi, quần alibaba, trang sức giữa chợ đêm ở trung tâm cố đô – nơi người bán, kẻ mua ai nấy đều nhẹ nhàng, lịch sự, cười nói hòa nhã, thân tình;
– Là ăn ngập mặt đủ thứ đồ ăn từ cao cấp đến vỉa hè lề đường, từ chợ đêm sang chợ sáng, từ nhà người Lào sang nhà người Việt, từ món Á đến món Âu, ai cho gì cũng cầm bỏ miệng nhai như đúng rồi, ăn thế mà về tới nhà cân lại vẫn chỉ 40kg đúng;
– Là về đến Việt Nam được 03 ngày mà điện thoại vẫn còn định vị đang ở Luang Phrabang và dự báo thời tiết “nắng nhẹ, có mưa dông, lái xe cẩn thận – nhiệt độ dao động từ 22-35 độ C” 🙂

“Good traveler has no fixed plans, and is not intent on arriving” – câu này Lão Tử nói không sai, nhưng nếu tôi mang nó áp dụng thực tiễn thì quả là tôi ngu dại, vì tôi nào có phải good traveler  :mrgreen: 

Thay vì bay thẳng đến Vientiene rồi đi dần lên phía Bắc theo các hướng dẫn du lịch thông thường, tôi chọn một cung có vẻ dài hơi và khó khăn hơn, đó là đi theo đường bộ đến Nam Lào (Hạ Lào) thông qua cửa khẩu Pờ Y (Gia Lai), rồi từ đó mới ngược lên mạn phía Bắc (Thượng Lào). Hành trình chi tiết như sau:

  • Nha Trang – Pleiku (Gia Lai)
  • Gia Lai – Pakse (Siphandone – Bolaven Plateau) 
  • Pakse – Vang Viêng
  • Vang Viêng – Luang Phrabang. 
  • Luang Phrabang – Sài Gòn
  • Sài Gòn – Nha Trang

Đây là lịch trình thực tế sau khi chuyến đi hoàn tất. Lịch trình này nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với cái lịch trình trên giấy của tôi. Nhưng vì một số lí do cả khách quan lẫn chủ quan, đã phải bỏ qua hai điểm đến vô cùng thú vị mà ít người Việt đặt chân đến. Tôi sẽ chia sẻ cho các bạn các thông tin mà tôi đã thu thập được về hai địa điểm này trong một bài viết khác. Các bạn nhớ đón xem 😉

Còn sau đây là danh sách các bài đã được xuất bản:
– Phần mở đầu: Kinh nghiệm chung khi du lịch Lào
– Phần 01: Kinh nghiệm du lịch Pakse

– Phần 02: Kinh nghiệm du lịch Siphandone (Đảo Dondet)
– Phần 03: Kinh nghiệm du lịch cao nguyên Bolaven và chơi té nước – SongKran
– Phần 04: Kinh nghiệm du lịch Vang Viêng
– Phần 05: Kinh nghiệm du lịch Luang Phrabang

Vượt biên lượt đi bằng đường hươu chạy và lượt về bằng đường chim bay 😈  Không khó mà cũng chẳng dễ. Miễn lì và đừng bị say xe là được !!

Từ Nha Trang bọn tôi đi Gia Lai bằng xe khách Hoài Phương xuất phát ở Bến Xe Phía Nam Nha Trang (km6 đường 23/10 gần siêu thị Metro). Xe có hai chuyến, khởi hành vào buổi sáng và buổi tối, thời gian di chuyển từ 06 đến 08 tiếng cho quãng đường 397km, giá vé là 170.000đ. Điểm dừng chân cuối cùng là bến xe Gia Lai hay còn gọi là bến xe Đức Long (43 Lý Nam Đế, TP Pleiku).

Sau khi tìm hiểu về lộ trình, tôi quyết định sẽ đi chuyến sáng (6h30) vì không muốn vượt đèo Phượng Hoàng vào ban đêm dù đèo này cũng không lấy gì làm ghê ghớm lắm. Với cả tôi chưa đi tuyến đường này bao giờ nên cũng khá là hứng thú, đi ban ngày dễ dàng ngắm nghía mọi thứ xung quanh. Trên đường đi, xe sẽ dừng chính thức 03 lần: 01 lần ở Ninh Hòa để ăn sáng (bún cá), 01 lần để đi vệ sinh, và 01 lần để ăn trưa. Xe Hoài Phương thì không có gì để phàn nàn: xe sạch vừa đủ, đẹp vừa đủ, tài xế phụ xe hiền lành, dễ thương, lái rất từ tốn và khá an toàn. Túm lại là rất ưng cái bụng. Duy có màn mua vé thì hơi lạ, bọn tôi kỹ tính nên tự vác xác lên tận Bến Xe Phía Nam để mua vé trước mấy ngày, thế mà nhân viên quầy vé từ chối bán, bảo tới ngày đi thì ra xe mua vé luôn. Vậy nên các bạn có gì hãy gọi trước số này 091 478 0439, để đỡ phải mắc công đi lại.

Nếu bạn nào nhà ở gần Bến Xe Phía Bắc thì cũng có thể mua vé xe các hãng khác ở đây. Còn nếu đọc review xong thấy ưng Hoài Phương thì có thể alo để thương lượng xe đến đón ở địa điểm nào đó tiện cho cả đôi bên. Trong trường hợp nếu thời gian eo hẹp không đi được chuyến xe sáng thì đi chuyến tối cũng không tồi, vì xe sẽ đến bến xe Gia Lai cỡ 3h sáng, ngồi đó uống café tới 7h rồi bắt xe đi Pakse luôn là vừa đẹp

Đối với ai đi chuyến sáng như tôi thì sẽ có một đêm để khám phá phố núi Pleiku. Để tiện lợi và tiết kiệm thời gian, tôi chọn ở luôn trong nhà nghỉ của bến xe trực thuộc tập đoàn Đức Long quản lí (130.000đ/ đêm). Ưu điểm là giá rẻ, phòng máy quạt có cửa sổ thoáng mát, thuê luôn xe máy của nhân viên ở đó với gía 70.000đ để chạy lòng vòng thành phố ăn hàng, sáng bước vài bước là ra tới xe đi Pakse, khỏe hehe 

xe bus mai linh gia lai pakse

Mình đọc Pakse là Pák-Xê, chứ người Gia Lai họ đọc là Pák-Xế. Ở đây mà nói về xe đi Pakse thì nổi nhất là xe Diên Hồng, sau đó tới Mai Linh, ngoài ra còn có một cái xe màu vàng cũng đi Pakse tên là Anh Đào thì phải, nếu nhớ không lầm.

Giá vé cho cả xe Mai Linh và Diên Hồng là 220.000vnđ. Xe Mai Linh sử dụng là xe Huyndai County 29 chỗ, chiếc Anh Đào mà tôi thấy cũng là xe 29 chỗ, nên đoán đại Diên Hồng chắc cũng dùng xe này. Vì trên thực tế quan sát, không có bất kì chiếc 40 chỗ nào lưu trông trên tuyến đường Gia Lai – Pakse cả, thế nên bạn nào tìm kiếm xe giường nằm thì thôi hãy tạm quên đi. Bọn tôi sau khi biết phải ngồi trên xe tầm 12h để vượt qua một quãng đường dài gần 500km thì cũng tìm nát nhưng hơm có thấy hehe.

Review nhanh về xe Mai Linh thì phải nói là tài xế tốt tính, tốt bụng, tháo vát, thân thiện, hiền lành, dễ thương lắm luôn. Mỗi tội lái xe hơi bị dễ sợ thôi, sợ vãi cả đái ấy, ngồi run thấy mụ nội. Ông nhỏ lơ xe kiêm thu tiền vé thì đẹp trai, men lì như tài tử phim Hồng Kông, có điều hơi cà chớn. Trên đường đi xe sẽ dừng cho khách ăn cơm ở nhà hàng Đức Lộc thuộc địa phận Lào. Quán do người Việt làm chủ, đồ ăn ngon quá trời quá đất, chưa thấy xe khách nào cho ăn cơm ngon như cái xe này. Chi tiết chuyến xe, cơm canh thế nào, bi nhiu tiền sẽ có trong bài tiếp theo nha. Tất cả sẽ được bao gồm toàn bộ trong phần “chuyến xe bão táp” hén. Nhiều thông tin rất hấp hẫn haha

luang pharbang đi sai gon

Có chuyến bay thẳng Luang Phrabang – Sài Gòn ư? Làm gì có hehe chỉ có bay thẳng Luang Phrabang – Hà Nội của Vietnam Airline và Laos Airline thôi. Để về Sài Gòn phải bay nối tuyến của Air Asia, quá cảnh ở Luala Lumpur (Malaysia). Giá vé mềm bất ngờ 75 Euro (tỉ giá 25.000đ = 1.875.000đ) về tới Sài Gòn mua thêm cái vé giá rẻ của Jetstar bay đi Nha Trang nữa là khỏe. Tính ra là siêu rẻ so với việc bay Luang Phrabang – Hà Nội – Nha Trang. Biết cách bay kiểu này là do Skycanner mách nước cả đấy. Yêu Skycanner dễ xợ hí hí

Thời gian transit chỉ có vài tiếng, rất là tiện vì sân bay Kuala Lumpur siêu lớn, transit ở đó ăn uống phủ phê, đủ trò giải trí, shopping mệch nghỉ khỏi sợ buồn, chỉ sợ sân bay rộng quá đi lạc thôi. Bay AirAsia thì hành lí chỉ có 7kg xách tay, nên trước khi bay mà thấy đồ đạc nhiều quá thì nên mua thêm hành lí kí gửi, không mắc công nó phạt chết cụ.

Thế còn di chuyển ở nội địa Lào thì như thế nào, có dễ không? Tình hình giao thông bên ấy thì xao? 

Phương tiện giao thông công cộng ở đây chủ yếu là xe tuk tuk. Tuk tuk ở Lào không đẹp như tuk tuk Campuchia và không rẻ như tuk tuk Sri Lanka. Tuk tuk tính tiền theo đầu người, giá mỗi nơi một kiểu và lái xe có quyền bắt thêm khách. Nói chung đi tuk tuk ở đây phải biết trả giá

Phương tiện giao thông cá nhân thì thấy xe ô tô phổ biến ngang ngửa xe máy, mà toàn xe xịn chứ chả chơi, còn xe bán tải thì đầy ra như kiểu cứ vài nhà là có một chiếc ấy. Sau 17 ngày quan sát thì thấy người Lào coi bộ không quí xe ô tô như người Việt, vì thấy xe xịn mà bùn đất bám lem nhem, có xe cũng cóc thèm làm 

Đùa đấy, Phương đi Lào để chơi tubin và chèo kayak 😀

một cái parking cho tử tế, ai đời xe đẹp thế mà vất dưới gầm nhà sàn, siêng siêng hơn tí thì dựng được cái chòi với 04 cái cọc gỗ mái rợp bằng lá khô hay rơm rạ chi đấy, che được mỗi 2/3 cái xe (ở Paske).

Còn tác phong đi xe máy của người Lào rất giống người Campuchia: ra đường một là không đội mũ bảo hiểm cứ nhong nhong thế mà chạy, hai là đội mũ và cái mũ đó cực kì đúng chuẩn (loại nồi cơm điện to vật vã có kính đội vào như robot ý). Ngoài ra cả Lào và Cam đều rất chuộng dòng xe scooter nhỏ nhỏ như xe Mio của Yamaha ở Việt Nam. Nhưng không hiểu sao ở 02 thị trường này, Honda nhào vào cạnh tranh và tung ra những dòng xe tương tự mà riêng Việt Nam thì không thấy. Rất lấy làm khó hiểu. Cùng thuộc bán đảo Đông Dương mà sao bị phân biệt đối xử dữ dằn

Tại các thành phố du lịch ở Lào có rất nhiều các tuyến xe quốc tế đi Việt Nam, Thái Lan, các tuyến xe liên tỉnh đi các thành phố lân cận và các điểm du lịch khác, có thể đặt mua trực tiếp tại khách sạn nơi bạn ở. Xe liên tỉnh dùng cho các tuyến này thường là dòng xe ô tô cỡ trung (hay còn gọi là xe van). Ngoài ra còn thấy có xe VIP gì đó nhưng chưa có dịp đi thử nên không rõ nó VIP kiểu gì hehe. À mua như này thì tiện một cái là khách sạn sẽ set up dịch vụ trung chuyển bằng xe tuk tuk cho bạn ra bến xe luôn nha. Đi 02 lần (Pakse – Vientine và Vang Viêng – Luang Phrabang) lần nào cũng có pick up và không thu phụ phí chi hết.

Cũng có cơ hội thử qua xe giường nằm (Pakse – Vientiane), xe này là xe hai tầng, mà lại là nằm đôi nữa mới độc. Nếu nhóm bạn đi số chẵn thì khỏe rồi, chứ lỡ mà đi số lẻ thì có lời khuyên là chi tiền mua hẳn luôn 02 vé nằm một mình cho sướng, chứ nằm chung giường với người lạ thì thôi rồi lượm ơi, khó chệu mà bất an nữa. Tuy nhiên ai biết được nhỡ đâu hên hên, được nằm gần một chàng hay một nàng đẹp giai hay xinh gái nào đấy thì xao 😉 Ai muốn thử vận may thì cứ việc hehe

Khi đi xe bus ở đây thì có 02 việc nên làm: nếu bến xe đến không nằm trong trung tâm thì việc đầu tiên khi đến nơi là hãy gom người để share tuk tuk, càng đông càng có lí do để trả giá. Việc thứ hai là chụp lại bảng giá và lịch trình của các tuyến xe xuất phát tại bến phòng trường hợp cần dùng.

Ngoài ra truyền thuyết “người Lào relax” còn nói rằng dân tình bên này đi xe rất chậm, rất kiên nhẫn, rất tuân thủ luật lệ giao thông, rất hiếm khi bấm còi… Và trên thực tế thì cũng hên xui, nhưng hên chiếm 80%. Tôi đã chứng kiến cảnh một cái ô tô kiên nhẫn đứng chờ một cái ba gác đang đứng choáng hết đường trong một con hẻm nhỏ ở Luang Phrabang mà không hề bực bội, không hề khó chịu, không hề chửi thề chi hết… chờ đến mức tôi sốt ruột quá phải chạy vô nhà chỗ cái ba gác đang đậu gọi anh ba gác mang xe qua một bên để xe máy của tôi và cái ô tô kia đi qua, tôi mà không kêu thì không biết còn chờ tới bao giờ. Tôi cũng thấy cái xe giường nằm buổi đêm chạy chầm chậm, cái bus liên tỉnh từ từ, và những chiếc xe hơi nhường đường nhau trên phố một cách rất văn minh. Nhưng tôi cũng thấy cảnh thằng nhóc chạy tuk tuk ở Pakse phóng ào ào trong đêm, ông chú lái xe van đua tốc độ trên con đường vắng đi Don Det và những anh bạn trẻ trâu bốc đầu xe trên con phố yên tĩnh chạy dọc bờ sông Mê Kông ở Luang Phrabang… Nói chung người Lào có vẻ bắt đầu vội và bớt relax đi nhiều. Nhưng dù sao cũng còn hơn VN chán nha, cái này là sự thật 😉

Customs ở đây là “phong tục tập quán”. Còn tôi thì muốn hiểu theo nghĩa là “hải quan”. Bởi xét thấy, dù là “phong tục” hay “hải quan” thì nghĩa nào cũng đúng. Còn vì sao đúng thì xin mời đọc mục “Hải quan và thủ tục nhập cảnh – Cửa khẩu Pờ Y (Gia Lai)” !!

Đây là công đoạn nhiêu khê và chán nản nhất trong suốt chuyến đi. Cứ leo lên xe, xuống xe, leo lên xe, xuống xe xếp hàng hết chỗ này tới chỗ khác. Đóng một mớ tiền có biên lai lẫn không có biên lai rất mệch mỏi. Đã vậy tôi còn nổi máu anh hùng, dám hỏi anh hải quan phía Việt Nam tiền kẹp vô quyển passport để làm gì, sao không có biên lai. Cái ảnh ngẩng mặt lên, hỏi ngược “không biết tiền gì hết hả” – “lắc đầu, không ạ” … thế là quyển passport đẹp xinh của tôi bị quăng một cái bẹp qua một bên kèm theo một câu mệnh lệnh “ra kia kéo áo đồ lên, bộ tưởng vô đây muốn bận gì bận hả” á á á doume, được lắm, đầy tớ của nhân dân mà ăn nói bố lếu bố láo với nhân dân thế đấy, nhân dân đang bận quần dài, áo thun ba lỗ rồi còn cả một ái áo khoác màu hồng dài tay rất xinh thế mà dám nói nhân dân ăn bận không đàng hoàng à. Để nhân dân đi báo cáo Bác Hồ cho Bác Hồ xử tội mi sau. Bây giờ tạm thời kéo phéc-mơ-tuya áo khoác lên và kẹp 20 ngàn vô cho đầy tớ cái đã. Lúc đầu kẹp 10 ngàn đầy tớ kêu không đủ….Em nhớ tên anh rồi nha đầy tớ H.Đ.M

Qua tới hải quan Lào cũng không khá hơn là mấy: ở quầy làm thủ tục chụp ảnh 50k (không biên lai), qua một quầy gì nữa lại 50k (có biên lai), sau ra tới cái cổng cuối cùng mua thêm cái vé 30k. Chỗ quầy chụp ảnh tôi nào biết, nghe ảnh bảo “chụp ảnh” bằng tiếng Việt mà cứ ngỡ ảnh nói tiếng Anh, vận hết mấy chục năm nội công ăn học vẫn không thấu hiểu được ảnh nói cái khỉ khô khỉ mốc gì. Tới khi Linh nó khều khều bảo “ảnh kêu nhìn vô camera chụp ảnh” mới té ngửa. Lát sau ảnh còn biết nói 50 nghìn rành rọt nữa, quá dữ.

Tóm lại nếu vượt biên vào ngày cuối tuần, các bạn sẽ mất 150k/ người. Ngày thường hình như rẻ hơn chút đỉnh ở cái khâu cuối cùng. Đường đi nước bước thế nào cứ hỏi anh tài xế, mà thật ra thấy bà con trên xe làm thế nào thì làm theo thế ấy là được vì họ đa phần là người Việt sang Lào làm ăn, thường xuyên qua lại cửa khẩu. Giấy tờ cầm theo chỉ cần passport là đủ và đừng quên đổi sẵn tiền lẻ để kẹp cho đầy tớ. Haizzz, đầy tớ bây giờ toàn leo lên đầu lên cổ chủ…Loạn!!!!

Ngoài làm thủ tục vượt biên ra thì cửa khẩu còn là nơi để đổi tiền, mua sim card và sách dạy tiếng Lào nữa!

Mua ngay cửa khẩu luôn cho nhanh và tiện các cô các cậu ạ. Người Việt bán, hướng dẫn tận tình. Có nhiều gói khác nhau, tùy theo nhu cầu mà chọn nhá. Đã test sim 3G, chạy phà phà ổn định lắm. Gói tôi mua 180.000đ nhá.

Mà nhân tiện, nói luôn về internet: Khá nhiều review về chất lượng internet nghèo nàn của Lào nhưng tới phiên tôi đi thì mọi thứ có lẽ đã khác. Tôi vừa đi chơi vừa vác lap theo làm việc vẫn không vấn đề gì. 100% các nhà nghỉ, hostel, hotel, villa, resort tôi ở trong suốt chuyến hành trình đều có kết nối mạng nhé, thế nên mọi người cứ yên tâm chụp hình tới đâu, post sống ảo được tới đó hehe

Ngoài ra ở khu vực cửa khẩu còn có bán cả sách dạy nói tiếng Lào căn bản nữa, mua đi các bạn đặng học nói mấy câu đơn giản. Cái này rất thiết thực vì rất ít người Lào biết nói tiếng Anh. Tội nghiệp tụi tôi đã không mua, nên vô tới Lào rồi không biết nói gì ngoài “Sabaidee” (xin chào) với cả “Khạp chai” (cảm ơn) cả. Mãi cho đến giờ vẫn đang rất tò mò, không hiểu Linh (partner của tôi) nó xin đi hái hoa ké hai lần ở nhà người Lào như thế nào? Linh có đọc được bài này thì nhớ trả lời câu hỏi của Phương nha, Phương dzất tò mò đới, mà ngại quá chưa dám hỏi  :mrgreen: 

Mà thiệt ra đổi tiền ở cửa khẩu không có lợi lắm, đổi ở Pakse lợi hơn. Xem tỉ giá tôi đổi ở dưới này nè  😎 

Đồng tiền của Lào có tên là Kip, kí hiệu là LAK. 1.000kip đổi được tầm 2.800vnđ. Gần gấp 03 lần tiền Việt. Dzãy nên nếu bạn ăn sáng một tô bánh canh 15.000đ ở Nha Trang, thì sang bên ấy ăn một tô bún sẽ là 42.000đ. Hơm có rẻ đâu nà 😀

Ở Nha Trang dĩ nhiên không có chỗ để đổi Đồng Việt sang Kíp Làos rồi. Nên cứ đổi USD trước rồi sang ấy đổi sau. Đổi tiền Việt ra USD thì một là vào ngân hàng (nếu có đủ giấy tờ chứng minh là chuẩn bị đi vượt biên) hai là ra tiệm vàng. Còn về đổi USD sang Kips Lào thì vô cùng dễ, bạn có thể đổi ngay cửa khẩu hoặc bất kì điểm đến nào trong chuyến hành trình.

Tôi đã thử đổi ở ba nơi: cửa khẩu Pờ Y, Pakse và Luang Phrabang và có nhận xét như sau:

  • Cửa khẩu Pờ Y: có thể đổi từ tiền Đồng sang tiền Kips hoặc từ USD sang tiền Kips đều được. Tuy nhiên tỉ giá đổi thấp, không có lợi nên các bạn có đổi thì đổi cỡ 50$ để chi tiêu một hai ngày đầu là được (tùy theo nhu cầu của mỗi người). Tỉ giá tôi đổi ở đây là 01usd = 8.160kips
  • Pakse: Trong 03 lần đổi từ USD sang Kips thì đổi ở Pakse là tỉ giá cao nhất. Nếu tôi nhớ không lầm thì là 01usd = 8.340kips
  • Luang Phrabang: Thành phố du lịch nên điểm đổi tiền rất nhiều và tỉ giá không xê xích nhau là mấy. Chúng tôi cũng đã đổi một ít ở đây để đi shopping trước khi về, tỉ giá tại đây cao hơn ở cửa khẩu nhưng thấp hơn ở Pakse, còn chính xác là bi nhiêu thì tôi…. hơm nhớ haha

Kinh nghiệm rút ra là không đổi hết số USD trong túi ra tiền Kips vì ở một số địa điểm (như resort hoặc travel agency, tour operation) họ có niêm yết giá USD và chấp nhận thanh toán bằng USD. Tuy nhiên các bạn nên hỏi tỉ giá họ tính là bao nhiêu, từ đó nhẩm xem trả bằng đồng tiền nào có lợi cho mình hơn. Với cả nhỡ đâu đổi hết USD ra Kips mà tiêu không hết lại phải đi đổi ngược lại, lỗ vốn lắm hehe. Mà nếu có muốn đổi ngược lại thì nhớ đổi khi còn ở Lào nha, ra khỏi rồi không có chỗ mô đổi đâu đó. Bọn tôi thì đổi ở sân bay Luang Phrabang, sau khi làm thủ tục xong xui, trong lúc ngồi chờ thì có lượn lượn mua ít hàng miễn thuế, còn ít tiền thừa nên mang đi đổi qua USD luôn.

Đóng gói vượt biên là một nghệ thuật, người đóng gói là một nghệ sĩ. Đóng thiếu thì tốn tiền mua thêm, còn đóng dư thì nặng thôi chớ hổng có gì ha  😀 

– Ngoài những thứ cơ bản mà bắt buộc ai cũng phải mang, thì đi Lào tuyệt đối không được quên kem bôi ngoài da để chống côn trùng hoặc bất kì cái gì có thể chống côn trùng bâu vào người, đặc biệt khi trong hành trình của các bạn có bao gồm vùng Nam Lào (hay còn gọi là vùng Hạ Lào). Côn trùng ở đây siêu nhiều, nhiều một cách kinh dị đến nỗi người dân khi làm cửa sổ phải làm 02 lớp, một lớp bằng gỗ bên ngoài và một lớp bằng lưới bên trong. Bọn tôi thì phòng thân bằng tinh dầu xả, lấy ra xịt xịt lên người đúng là đám côn trùng đỡ bâu lên thặc.

– Nếu đi vào mùa diễn ra lễ hội Té Nước – Song Kran (13/04 đến 15/04 hàng năm) thì hãy trang bị túi chống nước cho điện thoại và máy ảnh. Đối với các bạn nữ hay ra đường với cái túi nhỏ nhỏ để đựng mấy đồ dùng của chị em thì hãy lựa mấy loại không thấm nước hoặc dùng túi đeo chéo chuyên dụng dành cho thợ lặn cũng được. Giấy tờ thì nhớ bọc bằng túi zipper hay túi bóng, càng kĩ càng tốt vì ra đường mấy ngày đó không biết bị tạt lúc nào đâu 😀 Trong trường hợp không chuẩn bị kịp ở VN thì sang ấy mua cũng được. Để viết được mấy dòng này, tôi đã trả giá bằng một cái passport bị ướt lem nhem và một cái máy ảnh bị rớt xuống suối. Chi tiết sao thì mời quí bạn đọc ở mấy phần sau huhu

– Lào mùa khô là từ tháng 10 đến tháng 05, nếu đi vào cuối tháng 04 đầu tháng 05 như tôi thì sẽ có khả năng gặp những “cơn mưa bất chợt” giữa lúc giao mùa. Thế nên một cái áo mưa mỏng phòng thân sẽ rất hữu ích. Trong trường hợp bạn là dân chơi không ngán mưa, thì ít nhất cũng trang bị áo mưa cho balo, chứ tụi nó mà ướt hết thì chỉ có ăn cám. Mà tôi viết thế thôi chứ lúc đi tôi không có mang cái gì sất. May sao lúc trời mưa thì tôi đang ngồi trong resort, chăn ấm đệm êm chứ không cũng toi cơm rồi.

– Nếu chỉ để chơi Tubin thì các bạn nữ không cần mang theo bikini vì thực tế tôi không gặp ai chơi trò này mà bận bikini hết, kể cả Tây, toàn quần short áo thun ba lỗ thôi. Bikini chỉ xuất hiện ở thác Kuangsi (Luang Phrabang) và trong resort thoai. Ở Blue Lagoon – Vang Viêng, cũng chả mấy người mặc, hình như đâu được 2, 3 người và tôi là một trong số đó hahaha

Có hai câu nói thuộc phạm trù ăn uống tôi luôn mang theo bên mình mỗi khi vượt biên. Một là “ăn ngon cũng là một cách tôn trọng bản thân” và hai là “ăn như người bản địa”. Hên quá thức ăn ở Lào rất hợp khẩu vị nên tôi mang chúng ra áp dụng suốt  😈 

Ăn gì khi đến Lào quả thật là một câu hỏi không khó để trả lời, vì bên Lào có lắm thứ ngon lạ để cháp cháp. Cách nấu nướng gia vị thì rất tương đồng với đồ ăn Việt nên khá hợp với dân mình. Nhưng các bạn phải biết một điều đó là người Lào sử dụng bột ngọt siêu kinh dị, họ dùng nhiều lắm luôn. Chẳng thà không thấy thì thôi, chứ thấy một lần xong là cảm giác sợ sợ liền. Thế nên với tư cách một người viết review chăn thặc, mình phải “vạch trần” điều này để ai bị dị ứng bột ngọt hay không thích bột ngột có thể đề phòng hehehe Đùa chứ những thứ liên quan tới sức khỏe thì phải nên cẩn trọng, nhất là trong lúc xa nhà, phải hông ạ 😉

Ngoài ra “người Lào relax” còn làm đồ ăn từ lâu đến dzất lâu. Các bạn đừng bao giờ chờ đến khi đói ngấu mới mò đi ăn, thấy chớm đói thì hãy lo khăn gói mà ra nhà hàng. Họ nấu dzoy phục dzụ từ từ tà tà lắm cơ. Có nơi tôi phải đợi hơn 45p mới có đĩa cà ry gà ăn với cơm trắng ý.

Xôi (Khao niaw) là món ăn hàng ngày ở đất nước Triệu Voi. Xôi được đồ trong một cái dụng cụ làm bằng tre có hình như hình cái nón lá của người Việt (trong tiếng anh gọi là bamboo steaming basket hay conical bamboo basket) được đặt trên một cái vò nước đang sôi. Hơi nước từ cái vò này sẽ xuyên qua các khe hở của cái nón tre và làm chín nếp ở bên trong (về mặt nguyên lí thì không khác gì nấu xôi bằng xửng ở mình). Xôi sau khi đồ xong sẽ được đựng vào những cái giỏ lớn hình trụ tròn có nắp đậy (cũng được làm bằng tre) để dành ăn dần. Khi ăn người Lào sẽ nhón tay vào trong giỏ lấy xôi và vò thành viên nhỏ cho vào miệng. Món này thường được ăn cùng với thịt khô, thịt nướng, lạp… Vì xôi được dùng để ăn trường kì nên để tránh nhanh thiu, họ đồ hơi khô so với xôi của người Việt. Nếu bạn ăn ở nhà hàng, thì xôi sẽ được cho vào những cái giỏ tre có nắp đậy phiên bản mini nhìn rất cưng. Muốn mua mấy dụng cụ này thì dễ òm, chợ nào cũng có bán. Nói chung nhìn mấy cái đó mộc mạc mà đẹp lắm, thế nên rất nhiều nhà hàng dùng cái “nón tre” ấy làm cái chụp đèn để trang trí, trông khá là xinh. Thế túm lại xôi ngon không? Trả lời: không ngon bằng xôi Việt, nhưng đồ ăn ăn kèm như lạp, tata, thịt khô, xúc xích, thịt nướng… thì ngon hehe

Ẩm thực Lào chịu ảnh hưởng của ẩm thực Pháp, điều này thể hiện rõ nhất trong ẩm thực Luang Phrabang và trong món bánh mì. Ở Luang Phrabang bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những mẹt bán bánh macaron, bánh sừng bò kiểu Pháp xen lẫn những chảo Kanom Krok bán thứ bánh dừa của người bản địa ở khu chợ đêm. Mọi thứ ở đây đều phảng phất hơi thở của thời Pháp thuộc, không riêng gì đồ ăn. Còn về bánh mì Lào thì cực ngon, thon dài, đặc ruột, thơm lừng mùi bột như bánh mì baguette Pháp chứ không có kiểu bẻ một miếng rớt vụn tùm lum tùm la như bánh mì của ta. Ăn ổ nào chất lượng ổ đó, nói chung là dzất tuyệt.

Lào cũng có nhiều loại bún, phở nhưng ngon nhất vẫn là Khao Soy. Cái món bún nước Khao Soy với mớ cà chua bằm, thịt heo xay trộn chung với tỏi, gia vị và đậu tương lên men nhìn thì thấy đơn giản vậy thôi chứ ăn vô một cái rồi là không bao giờ quên được. Ngon nhức nách!! Một điều thú vị khi đi ăn phở, bún ở Lào đó là nó sẽ được dọn kèm rau sống. Đối với các loại như rau thơm hay húng dũi thường sẽ không được nhặt sẵn mà để nguyên từng bó con con, buộc lại bằng dây thun hoặc dây lạc. Nhìn thì đáng yêu đó, còn có sạch hay không thì chịu thua. Ngoài ra còn có xà lách thường, xà lách xoong, é và đặc biệt nhất là đậu đũa sống. Đậu này không phải để ăn kèm bún, mà là để ngồi ăn sống nhâm nhi với…mắm ruốc trong lúc chờ đợi, nhớ nhá hehe

Ở Lào phổ biến các loại thức ăn chế biến từ heo, bò, gà và cá. Cá thì hầu như không có cá biển mà chỉ có cá sông, nhiều nhất là rô phi, cá lóc, cá trê, thác lác, cá mè, cá da trơn… con nào con nấy bự tổ chảng. Các loại thịt cá này thường được chế biến thành các món như lạp, tata, pad, nấu lẩu, nấu cà ry, nướng trực tiếp trên than hồng, xào chua ngọt, làm thịt khô, làm xúc xích, lạp xưởng… Tất cả đều đáng để thử qua. Chi tiết như thế nào tôi sẽ kể lể ở các phần sau.

Ăn vặt thì không thể không kể đến gỏi đu đủ (Tam Mak Houng), da heo chiên giòn, các loại cuốn, bánh dừa, lòng nướng, thịt xâu, trứng hấp, gỏi cuốn, chuối chiên, măng sấy, dế xào, xôi nấu ống tre, bún khô…nói chung là ngập mặt. Kiểu thấy gì lạ lạ mà không nguy hiểm là ăn hết ấy. Đi chợ sáng ở Luang Phrabang còn ăn được thêm nhộng ong nướng nữa cơ, nghe đồn rất tốt cho phái mạnh, mà phái yếu ăn vô cho mạnh cũng hông sao hahaha.

Lào nắng và nóng. Nên nếu bạn không muốn bị vắt khô, không muốn da dẻ xấu xí thì phải tiếp nước liên tục. Không kiếm ra nước thì tiếp bia cũng được, vì nước có trong bia, hén  :mrgreen:  

Nói về uống thì không thể bỏ qua bia Lào – loại bia được mệnh danh ngon nhất Đông Dương. Mà công nhận ngon thật, bia nhẹ (nồng độ cồn 5%), uống chỉ đắng nơi đầu lưỡi rất dễ chịu, chị em phụ nữ chắc chắn sẽ dzất thích. Bia có cả lon, chai 330ml và chai 640ml uống cực đã miệng hehe. Trưa nóng nực, mắc võng nằm sát bờ sông, tay cầm lon bia mát lạnh thì không gì bằng. À ngoài bia ra Lào còn có whisky cũng nổi tiếng lắm nha, nhưng tôi không phải fan của rượu nên không biết ngon dở thế nào cả.

Ngoài ra, còn phải nhắc về nước uống đóng chai Đào, trà đóng chai Đào, cà phê hòa tan Đào, bột sữa đóng gói Đào… của Đào Hương (Dao Heuang) – một tập đoàn lớn trên đất Lào do nữ doanh nhân người Việt – bà Lê Thị Lượng làm chủ. Loại nước uống đóng chai Đào này đã theo bọn tôi mọi nơi, tới đâu cũng quất một bình bự chảng xách theo lủng lẳng. Rất ra dáng ta ba lô hehe

Nhân tiện, nói không phải chê chớ sinh tố và nước ép trái cây của Lào dở ẹt hà. Uống dưa hấu nà, thơm nà, bơ nà… cái nào cũng hơm ngon. Gọi nước cam thì toàn nước cam đóng hộp hoặc bột tan. Nhưng bù lại thì fruit shake ở Luang Phrabang ngon vô địch thiên hạ. Mê nhất là món Lemon mint: thơm, mát, giải khát tuyệt vời. Nhắc tới lại thèm !! À, nhân tiện sữa chua bên này không có đường ha, ăn từ đóng hộp tới handmade đều hông thấy cái nào có đường hết trơn hết trọi á. 

Kinh nghiệm du lịch Lào chung chung là như vậy. Còn chi tiết hơn nữa thì xin mời đón đọc ở các phần tiếp theo ạ. Dzất hấp dẫn 😉

Ảnh và bài: Phương Đỗ
Hình minh họa: Nana

TAGS
pet keiyaku hentaiko.net badass hentai tamilvoicesexvideo wapoz.me teen blowjob delhi xvideo tubozavr.com xxxas reshma xxnx yourporn.name xxx video dase shyrley rodriguez trahito.net tamil xxxn happy porn.com blackporntrends.com cgxxx hf dkd; fkji farmsextube.net سكس اسبانى mide-696 javlibrary.pro みお av picture ng pamilya superpinoy.net stl result today 7pm boobs pressed alexporn.mobi dase sax video jynx hentai hentaipit.com rydia hentai نيك مدام porno-galleras.com شريهان سكس indian sexy girl vedio fuqer.mobi oindrila sen nude stl result yesterday mindanao 2023 pinoyteleseryerewind.org youtube easter eggs موقع شات سكس عربى sexauskunft.net سيكس عرب نار